Lĩnh vực:
TTHC thực hiện chính sách đối với người tham gia kháng chiến; chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh,
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Ủy ban nhân dân xã, phường (Hội đồng chính sách xã),
Cơ quan phối hợp (Nếu có):
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh,
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện,
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp cho Hội đồng chính sách xã (qua Trưởng thôn) nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú
Thời hạn giải quyết:
- Hội đồng chính sách xã (phường): Không quá 05 ngày làm việc; - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện: Không quá 10 ngày làm việc; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (bao gồm cả thời gian Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định): Không quá 10 ngày làm việc; Tổng thời gian giải quyết ở các cấp là 25 ngày làm việc.
TTHC: yêu cầu trả phí, lệ phí
0
Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần.
Căn cứ ban hành TTHC:
- Quỵết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
- Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quỵết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quôc tê ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
File căn cứ ban hành TTHC
1.
1
Thân nhân đối tượng làm bản khai và nộp các giấy tờ theo quy định cho Trưởng thôn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
2.
2
Hội đồng chính sách cấp xã tiếp nhận hồ sơ do các Trưởng thôn báo cáo; phân loại hồ sơ, họp xét duyệt, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội);
3.
3
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tiếp nhận hồ sơ đối tượng do UBND xã báo cáo; rà soát, đối chiếu, tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh;
4.
4
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối tượng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện báo cáo; tổ chức xét duyệt, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh;
5.
5
Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định hưởng trợ cấp một lần cho các đối tượng.
1
Thành phần hồ sơ 1: Bản khai của thân nhân đối tượng (bản chính, 01 bản).
2
Thành phần hồ sơ 2 (nếu có): Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt,
gồm:
- Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc:
+ Giấy xác nhận quá
trình công tác của đơn vị cũ trước khi thôi việc hoặc hết nhiệm vụ;
+ Quyết
định tuyển dụng, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ;
+ Lý lịch cán bộ công chức,
viên chức; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã
hội (nếu có).
- Giấy tờ liên quan:
+ Quyết định điều động công tác, bổ
nhiệm chức vụ, giao nhiệm vụ;
+ Giấy chứng nhận tham gia Thanh niên xung
phong; phiếu chuyển thương, chuyển viện;
+ Huân, huy chương tham gia chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác.
3
Thành phần hồ sơ 3: Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử (bản chính hoặc bản sao).
Số bộ hồ sơ: 3 (bộ)
1
Công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành; cán bộ xã, phường, thị trấn; công an xã; thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975, đã thôi việc, đã về gia đình.
2
Không thuộc diện hiện hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động hàng tháng.
3
Không thuộc các trường hợp sau: Đầu hàng, phản bội, chiêu hồi; vi phạm pháp luật hiện đang thi hành án tù giam, tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xoá án tích; bị buộc thôi việc; xuất cảnh trái phép, định cư ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị toà án tuyên là mất tích.