Lĩnh vực:
TTHC thực hiện chính sách đối với Quân đội
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Thủ trưởng đơn vị,
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương,
Cơ quan phối hợp (Nếu có):
Cục Chính sách,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh,
Cách thức thực hiện:
Qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tiếp. Ghi chú: Đối tượng thực hiện là Cá nhân
TTHC: yêu cầu trả phí, lệ phí
0
Kết quả thực hiện TTHC:
Phiếu báo di chuyển hồ sơ (Mẫu số 93 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP).
Căn cứ ban hành TTHC:
- Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng; - Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; - Thông tư số 55/2022/TT-BQP ngày 27/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
File căn cứ ban hành TTHC
1.
1.1
Đối Với trường hợp di chuyển hồ sơ người có công giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định điều chuyển công tác đối với người có công, có trách nhiệm thanh toán chế độ trợ cấp ưu đãi và có văn bản đề nghị cấp trên trực tiếp di chuyển hồ sơ người có công (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 03 ngày), gửi đến cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ người có công.
1.
1.2
Đối với trường hợp di chuyển hồ sơ người có công ra ngoài Quân đội, Ban Cơ yếu Chính phủ: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được một trong các quyết định (phục viên, xuất ngũ, chuyên ngành, thôi việc, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc nghỉ hưởng chế độ hưu trí hằng tháng) của người có công, có trách nhiệm thanh toán chế độ trợ cấp ưu đãi và có văn bản đề nghị cấp trên trực tiếp di chuyển hồ sơ người có công (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 08 ngày), gửi đến cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ người có công.
2.
2.1
Đối với trường hợp di chuyển hồ sơ người có công giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ: Cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ người có công, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo di chuyển hồ sơ theo Mẫu số 93 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP (sau đây gọi là phiếu báo di chuyển hồ sơ) kèm hồ sơ gửi đến cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi người có công chuyển đến.
2.
2.2
Đối với trường hợp di chuyển hồ sơ người có công ra ngoài Quân đội, Ban Cơ yếu Chính phủ: Cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra thông tin đề nghị di chuyển, lập phiếu báo di chuyển hồ sơ, gửi bảo đảm hồ sơ kèm phiếu báo di chuyển hồ sơ qua đường bưu chính đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người có công thường trú; gửi 01 phiếu báo di chuyển hồ sơ cho cá nhân; mọi vướng mắc về chế độ hoặc hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển.
2.
2.3
Trường hợp hồ sơ thương binh được công nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước nhưng không đầy đủ theo quy định (do thất lạc), có văn bản kèm hồ sơ đang quản lý báo cáo theo phân cấp, gửi đến Cục Chính sách đề nghị trích lục.
3.
3.1
Đối với trường hợp di chuyển hồ sơ người có công giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ: Cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi người có công chuyển đến, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, nếu hồ sơ đúng quy định thì đăng ký quản lý đối tượng và tiếp tục thực hiện chế độ ưu đãi, đồng thời thông báo đến cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi chuyển hồ sơ đi; trường hợp chưa đúng quy định thì có văn bản kèm hồ sơ yêu cầu nơi chuyển đi xem xét, giải quyết (nêu rõ lý do chưa tiếp nhận hồ sơ).
3.
3.2
Đối với trường hợp di chuyển hồ sơ người có công ra ngoài Quân đội, Ban Cơ yếu Chính phủ: Cục Chính sách trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra sổ hoặc danh sách đang quản lý, lập 02 bản trích lục hồ sơ thương binh do Thủ trưởng Cục Chính sách ký, đóng dấu và chuyển về cơ quan, đơn vị đề nghị.
1
- Đối với trường hợp di chuyển hồ sơ người có công giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, hồ sơ gồm:
+ Quyết định điều chuyển công tác đối với người có công;
+ Văn bản đề nghị theo quy định;
+ Phiếu báo di chuyển hồ sơ (Mẫu số 93 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP).
- Đối với trường hợp di chuyển hồ sơ người có công ra ngoài Quân đội, Ban Cơ yếu Chính phủ, hồ sơ gồm:
+ Một trong các quyết định như sau: Phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc nghỉ hưởng chế độ hưu trí hằng tháng;
+ Văn bản đề nghị theo quy định;
+ Phiếu báo di chuyển hồ sơ (Mẫu số 93 Phụ lục I Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);
+ Văn bản đề nghị trích lục gửi Cục Chính sách;
+ Bản trích lục hồ sơ thương binh.
Số bộ hồ sơ: 1 (bộ)
1
- Đối với trường hợp di chuyển hồ sơ người có công giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ: Đối tượng là người có công đang tại ngũ, công tác, có quyết định điều chuyển công tác trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.
- Đối với trường hợp di chuyển hồ sơ người có công ra ngoài Quân đội, Ban Cơ yếu Chính phủ: Đối tượng là người có công, phải có một trong các quyết định: Phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc nghỉ hưởng chế độ hưu trí hằng tháng.