Lĩnh vực:
TTHC thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Bộ Tư lệnh Quân khu,
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội,
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
UBND xã (phường),
Cơ quan phối hợp (Nếu có):
Ngành Lao động - Thương Binh xã hội cấp huyện, tỉnh,
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp đến UBND xã (phường) nộp hồ sơ Ghi chú: Đối tượng thực hiện là Cá nhân
TTHC: yêu cầu trả phí, lệ phí
0
Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định hành chính
Căn cứ ban hành TTHC:
Quyết định số 142/2008/ QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.
File căn cứ ban hành TTHC
1.
1
Đối tượng và thân nhân đối tượng:
- Làm bản khai theo mẫu quy định, nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường gồm: Bản
khai của cá nhân hoặc của thân nhân và giấy tờ gốc hoặc giấy tờ đ¬ược coi là giấy tờ gốc,
hoặc giấy tờ liên quan; bản photo chứng minh thư nhân dân.
2.
2
Uỷ ban nhân dân xã, phường:
2.
2.1
- Tiếp nhận hồ sơ của đối tượng đề nghị hưởng chế độ.
- Phân thành 3 nhóm: Nhóm có giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc, nhóm có giấy
tờ liên quan và nhóm không có giấy tờ. Tổ chức xét duyệt theo 3 bước như sau:
Bước 1: Xét duyệt hồ sơ nhóm đối tượng có giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc;
Bước 2: Xét duyệt hồ sơ nhóm đối tượng có giấy tờ liên quan;
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ nhóm đối tượng không có giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy
tờ gốc, hoặc giấy tờ liên quan.
2.
2.2
- Ban Chỉ huy quân sự xã, phường tổng hợp danh sách và hồ sơ, đề nghị Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh họp xem xét, xác nhận đối tượng. - Trưởng thôn tổ chức hội nghị liên tịch để xem xét, xác nhận và đề nghị chế độ trợ cấp đối với từng đối tượng. - Hội đồng chính sách xã, phường họp công khai xét duyệt đối với đối tượng do Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh đã cho ý kiến bằng văn bản.
2.
2.3
- Tổ chức niêm yết và thông báo danh sách đối tượng đã xét duyệt; sau 15 ngày, nếu
không có ý kiến thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân thì Uỷ ban nhân dân xã, phường tổng hợp,
lập hồ sơ báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện (quận) qua Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận).
- Phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện để chi trả chặt chẽ, công khai, chính xác;
thông báo kết qủa trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.
3
Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận):
3.
3.1
- Tiếp nhận hồ sơ theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân các xã, phường; lập danh sách đề nghị Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội huyện (quận) rà soát những đối tượng thuộc diện huởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng; đối tượng đã được công nhận là liệt sĩ và các đối tượng khác thuộc diện không áp dụng.
3.
3.2
- Tổ chức xét duyệt hồ sơ; tổng hợp kết quả, báo cáo Ban chỉ đạo huyện (quận).
- Tổng hợp hồ sơ; làm công văn, kèm theo danh sách có xác nhận của Uỷ ban nhân dân huyện (quận), báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố).
- Tổ chức chi trả chế độ công khai, chặt chẽ, chính xác.
4.
4
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố):
4.
4.1
- Tiếp nhận hồ sơ của Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận); xét duyệt, tổng hợp báo cáo xin ý kiến Ban chỉ đạo và Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố).
- Lập bản xét duyệt và đề nghị đối với từng trường hợp.
- Làm công văn, kèm theo danh sách và hồ sơ đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ
báo cáo Quân khu (qua Phòng Chính sách).
4.
4.2
Đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cơ quan Cục Chính trị thực hiện trách nhiệm tương tự Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) trong việc chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền và phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội.
5.
5
Bộ Tư lệnh các quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội:
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức xét duyệt;
- Ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với đối tượng. Báo cáo Bộ Quốc
phòng (qua Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị) kèm theo Quyết định và danh sách đối
tượng để tổng hợp, đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí.
6.
6
Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị:
- Thẩm định, kiểm tra kết quả xét duyệt, quyết định (kèm theo danh sách) của các quân khu.
- Tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính trị đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí.
1
- Bản khai cá nhân hoặc bản khai của thân nhân đối tượng;
- Một hoặc các giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (nếu có);
- Bản photo chứng minh thư nhân dân (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường);
- Biên bản xem xét và xác nhận của Hội nghị liên tịch thôn, xóm, tổ dân phố;
- Biên bản xét và xác nhận của hội nghị Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh xã, phường;
- Công văn đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phường;
214
- Công văn đề nghị của các cấp;
- Danh sách đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần;
- Bản xét duyệt và đề nghị của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố.
2
Bản khai cá nhân (Mẫu 1B); Bản khai thân nhân (Mẫu 1C), Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.
Số bộ hồ sơ: 2 (bộ)
1
a) Đối tượng và điều kiện áp dụng:
Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở
về trước, có dưới 15 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, hiện
không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng
tháng, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
- Đã chuyển ngành rồi thôi việc;
- Đã phục viên, xuất ngũ một thời gian rồi tiếp tục công tác (tái ngũ, làm việc ở cơ
quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội), sau đó lại phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ
Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết
định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với
quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội
đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.
2
b) Đối tượng không áp dụng:
- Những người thuộc đối tượng nêu trên nhưng hiện đang hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng; hoặc hiện đang công tác hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Những người phản bội, đầu hàng địch; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; người tính đến ngày Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành mà đang chấp hành án tù chung thân hoặc bị kết án một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xoá án tích;
- Người xuất cảnh ra nước ngoài (bao gồm cả người đi lao động hợp tác quốc tế) và ở lại nước ngoài bất hợp pháp;
- Người đã hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005; khoản 2 Điều 1 Quyết định số 92/2005/QĐ TTg ngày 29/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ;
- Người đã từ trần nhưng không còn vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.
Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.