Lĩnh vực:
TTHC thực hiện chính sách đối với Quân đội
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý),
Cục trưởng Cục chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng cư trú thuộc địa bàn thành phố Hà Nội),
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
UBND xã (phường),
Cơ quan phối hợp (Nếu có):
Cục Chính sách,
Hội đồng Giám định y khoa,
Ban CHQS cấp huyện trở lên,
Cách thức thực hiện:
Cá nhân gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú
Thời hạn giải quyết:
60 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian ở cấp xã và thời gian giám định y khoa), cụ thể:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã: Không quy định.
2. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trở lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị: 10 ngày làm việc.
4. Hội đồng Giám định y khoa: 10 ngày làm việc (Không tính thời gian giám định y khoa)
5. Tư lệnh hoặc Chính uỷ quân khu (đối tượng cư trú địa bàn quân khu); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng thuộc địa bàn thành phố Hà Nội): 10 ngày làm việc.
TTHC: yêu cầu trả phí, lệ phí
0
Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp.
Căn cứ ban hành TTHC:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
File căn cứ ban hành TTHC
1.
1
Đối tượng làm đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh (Mẫu BB5) hoặc thân nhân đối tượng làm đơn đề cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân đã xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tam thần (Mẫu BB6) kèm giấy tờ theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
2.
2
Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
3.
3
Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị thẩm định và giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa bệnh tâm thần Bộ Quốc phòng hoặc Hội đồng Giám định y khoa Bệnh viện 175/Bộ Quốc phòng
4.
4
Hội đồng Giám định y khoa bệnh tâm thần tiến hành giám định, gửi biên bản giám định bệnh tật về cơ quan, đơn vị giới thiệu đến giám định.
5.
5
Tư lệnh hoặc Chính uỷ quân khu (đối tượng cư trú thuộc địa bàn quân khu); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng cư trú thuộc địa bàn thành phố Hà Nội) ra quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp (Mẫu BB3); cấp giấy chứng nhận bệnh binh; chuyển quyết định kèm theo hồ sơ về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
6.
6
Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh:
a) Giao giấy chứng nhận bệnh binh cho đối tượng;
b) Bàn giao hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để quản lý và thực hiện chế độ.
1
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh (Mẫu
BB5), có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn đề nghị cấp giấy chứng
nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân đã xuất ngũ bị
bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần (Mẫu BB6), có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp
xã.
2
Giấy xác nhận bệnh tật (Mẫu BB1);
3
Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bệnh tật, gồm một trong các giấy tờ
sau:
a) Một trong các giấy tờ sau:
- Trường hợp quy định tại Điểm a, b
Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Phiếu chuyển thương, chuyển
viện; bản sao có chứng thực lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân, lý lịch đảng
viên có ghi đầy đủ quá trình công tác;
- Trường hợp quy định tại Điểm c Khoản
1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Mẫu XN1);
- Trường hợp quy định
tại Điểm d Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Bản sao có chứng
thực: Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên có ghi đầy đủ quá
trình công tác;
- Trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 33 của Nghị
định số 31/2013/NĐ-CP: Quyết định đi làm nghĩa vụ quốc tế;
- Trường hợp quy
định tại Điểm e Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Biên bản xảy ra
sự việc do cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý lập (Mẫu
XN2);
- Trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số
31/2013/NĐ-CP: Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt
liệt sĩ.
Trường hợp sau khi xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần làm
mất năng lực hành vi thì căn cứ xác nhận của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi đối
tượng cư trú.
b) Các giấy tờ được cấp trong thời gian tại ngũ có ghi mắc bệnh
kèm bệnh án điều trị tâm thân do bệnh cũ tái phát của bệnh viện cấp tỉnh hoặc
bệnh viện quân đội.
Trường hợp sau khi xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến
tâm thần làm mất năng lực hành vi thì căn cứ vào bệnh án điều trị của bệnh viện
cấp tỉnh hoặc bệnh viện quân đội.
4
Bản sao có chứng thực quyết định phục viên, xuất ngũ hoặc bản chính giấy xác
nhận về thời gian công tác trong Quân đội của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
5
Biên bản đề nghị xác nhận bệnh binh của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư
trú (Mẫu BB4)
Số bộ hồ sơ: 5 (bộ)
1
Quân nhân mắc bệnh do một trong các trường hợp sau đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần được xem xét, xác nhận là bệnh binh:
1. Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
2. Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
2
3. Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên.
4. Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.