Tôi đã nghiên cứu Nghị định số 79/2020/NĐ-CP về chế độ, chính sách cho sĩ quan dự bị. Hiện nay tôi thuộc đối tượng cán bộ hưởng lương được UBND huyện cử đi đào tạo 3 tháng sĩ quan dự bị chính trị thì sau khi tốt nghiệp có được hưởng trợ cấp cho gia đình là 160.000 đồng/ngày tham gia đào tạo hay không?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 31 Luật Lực lượng dự bị động viên và Điều 51 Luật Nghĩa vụ quân sự thì chỉ có gia đình của quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ mới được hưởng trợ cấp. Do đó, tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 79/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ quy định trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị thì chỉ có gia đình hạ sĩ quan dự bị mới được áp dụng hưởng trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị. Sở dĩ có quy định như vậy, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 78/2020/NĐ-CP ngày 06/7/2020 của Chính phủ thì đối tượng tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị gồm nhiều nhóm đối tượng khác nhau, như: Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ (1); sinh viên khi tốt nghiệp đại học, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên (2) và hạ sĩ quan dự bị (3). Trong các nhóm đối tượng nêu trên thì chỉ có nhóm hạ sĩ quan dự bị là đã thuộc quân nhân dự bị, còn các nhóm đối tượng còn lại trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị chưa phải là quân nhân dự bị (chỉ khi nào hết thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, được cấp thẻ sĩ quan dự bị và đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị thì khi đó mới là quân nhân dự bị). Như vậy, trường hợp của Ông trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị chưa phải là quân nhân dự bị; do đó, không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp gia đình quân nhân dự bị. Trường hợp khi Ông đã là sĩ quan dự bị, nếu được huy động làm nhiệm vụ thì trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ, gia đình Ông sẽ được hưởng trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị quy định tại Điều 5 Nghị định số 79/2020/NĐ-CP./.
Phòng Nghiên cứu tổng hợp/CCS
Tôi Hoàng Gia Khánh, sinh ngày 02/9/1960, trú quán Số 18, Ngõ 229 Phố Vọng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng; nhập ngũ 17/8/1978 tại đơn vị C18, E866, F31, Quân đoàn 3; tham gia chiến đấu tại Campuchia từ tháng 12/1978 đến tháng 9/1979 về Việt Nam, sau khi về nước đơn vị đóng quân tại Võ Nhai, tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) đến tháng 12/1980 xuất ngũ. Theo chính sách mới về BHXH tôi thuộc đối tượng cựu chiến binh, được hưởng mức quyền lợi BHXH số 2, nay cần xác nhận thời gian tham gia chiến đấu, làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia để hoàn chỉnh hồ sơ chuyển đổi mã BHXH theo quy định. Xin hỏi, có cơ quan Quân đội nào ở Hà Nội cấp giấy xác nhận thời gian tham gia nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia cho tôi hay phải trở lại đơn vị cũ để lấy xác nhận?
Trả lời
Việc xem xét, xác nhận thời gian công tác hoặc thời gian tham gia làm nhiệm vụ quốc tế đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý quân nhân từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên; trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì cơ quan, đơn vị mới thành lập sau sáp nhập hoặc cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận. Do vậy, đề nghị Ông liên hệ với Trung đoàn 866, Sư đoàn 31, Quân đoàn 3 để xem xét giải quyết theo thẩm quyền./.
Thư của bạn đọc Nguyễn Quang Sơn có địa chỉ: sonnq@gmail.com, đề nghị tìm kiếm, quy tập hÀi cốt liệt sĩ Nguyễn Đình Xước, sinh năm 1942; nguyên quán: Xã Cẩm Yên, Cẩm Xuyên, HÀ Tĩnh; nhập ngũ: Tháng 5/1965; cấp bậc: Thượng sĩ; đơn vị: c43/d14/e218/Quân khu 4; hy sinh ngÀy 26/6/1971 tại Mặt trận phía Nam.
Trả lời
Theo thông tin Bạn đọc, Cục Chính sách/TCCT đã có công văn đề nghị Cục Chính trị/Quân khu 4 chỉ đạo cơ quan, đơn vị rà soát, kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin về liệt sĩ Nguyễn Đình Xước. Khi có kết quả, Cục Chính trị/Quân khu 4 sẽ thông báo đến Bạn đọc vÀ gia đình./. Phòng Công tác mộ liệt sĩ/Cục Chính sách.
Tôi là sĩ quan, cấp bậc Thiếu úy, nhập ngũ tháng 9/2015, ra trường tháng 1/2020. Nay tôi muốn phục viên thì được hưởng chính sách gì. Tôi có phải bồi thường chi phí đào tạo không và nếu có là bao nhiêu?.
Trả lời
1. Về chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên Theo quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, ngÀy 23/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng thì sĩ quan phục viên được hưởng các quyền lợi như sau: - Được hưởng trợ cấp tạo việc lÀm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ. - Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương. - Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội vÀ các chế độ khác theo quy định hiện hÀnh của pháp luật. 2. Về bồi thường chi phí đÀo tạo Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư số 16/2020/TT-BQP ngÀy 21/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn vÀ thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng thì quân nhân được cử đi đÀo tạo bằng nguồn ngân sách nhÀ nước phải đền bù chi phí đÀo tạo trong trường hợp đã tốt nghiệp nhưng không nhận nhiệm vụ hoặc bỏ việc khi chưa đủ thời gian công tác đến 5 năm đối với những đối tượng được đÀo tạo dưới 05 năm vÀ đến 07 năm đối với những đối tượng được đÀo tạo từ 05 năm trở lên tính từ khi tốt nghiệp. Phòng NCTH/Cục Chính sách
Đề nghị được giám định thương tật và hưởng chế độ bảo hiểm y tế, sau khi đã được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.
Trả lời
1. Về việc đề nghị giải quyết chế độ thương binh: Hiện nay việc giải quyết chế độ thương binh được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ. Đối với các trường hợp không còn giấy tờ được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ LĐTBXH, Bộ Quốc phòng. Đề nghị ông mang những giấy tờ hiện có, liên hệ với Ban CHQS huyện Hải Hậu hoặc Ban Chính sách, Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Nam Định để được xem xét; nếu đủ điều kiện, cơ quan sẽ hướng dẫn ông lập hồ sơ theo thủ tục quy định.
2. Việc giải quyết chế độ bảo hiểm y tế đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ- TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ thuộc thẩm quyền của Sở LĐTBXH tỉnh Nam Định.
Đề nghị ông liên hệ với Bộ CHQS tỉnh Nam Định, để cơ quan kiểm tra và phối hợp với Sở LĐTBXH tỉnh Nam Định xem xét, trả lời theo thẩm quyền./.
Phòng NCTH/Cục Chính sách
Tôi đang là sĩ quan dự bị, cấp bậc Thượng úy, chức vụ Trợ lý Chính trị tiểu đoàn. Quý 1 và Quý 2 năm 2020 tôi được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo Nghị định số 39/CP ngày 28/4/1997, Nghị định số 26/2002/NĐ-CP ngày 21/3/2002 của Chính phủ. Tuy nhiên, Nghị định số 79/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Vậy vị trí Trợ lý Chính trị tiểu đoàn có được lãnh phụ cấp trách nhiệm không? Nếu có thì được lãnh ở mức nào?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 79/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên thì đối với sĩ quan dự bị đã sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; mức hưởng 160.000 đồng/tháng. Trường hợp quân nhân dự bị (trong đó có sĩ quan dự bị) được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp Tiểu đội và tương đương trở lên thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; mức hưởng tùy theo chức vụ được đảm nhiệm, được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 79/2020/NĐ-CP. Đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên thì thôi hưởng phụ cấp đã xếp vào đơn vị dự bị động viên. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chi trả chế độ phụ cấp nêu trên đối với đối tượng theo quy định./. Phòng NCTH/Cục Chính sách
Thư của bạn đọc Đỗ Văn Thu có địa chỉ: dovanthu7475@gmail.com, cung cấp thông tin, tìm kiếm quy tập hÀi cốt liệt sĩ Đỗ Văn Kỷ, sinh năm 1948; quê quán: Xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, tỉnh HÀ Sơn Bình (nay lÀ thÀnh phố HÀ Nội); nhập ngũ: Tháng 01/1966; cấp bậc: Hạ sỹ; đơn vị: c5/d7/e28/Đ75-P2; hy sinh ngÀy 15/8/1968 tại Bình Thủy, tỉnh Long An.
Trả lời
Theo đề nghị của Bạn đọc, Cục Chính sách/TCCT - Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 515 đã có công văn chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Long An kiểm tra, xác minh vÀ cung cấp thông tin về phần mộ liệt sĩ Đỗ Văn Kỷ. Khi có kết quả, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Long An sẽ thông báo đến Bạn đọc vÀ gia đình./.
Phòng Công tác mộ liệt sĩ/Cục Chính sách
Thủ tục xét công nhận liệt sĩ Nguyễn Hữu Sau
Trả lời
Điều kiện xác nhận liệt sĩ đã được quy định tại Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngÀy 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hÀnh một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng vÀ Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngÀy 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh vÀ Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.
Về căn cứ xác nhận liệt sĩ, tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP nêu trên quy định: "Người hy sinh đã được chính quyền vÀ nhân dân suy tôn đưa vÀo an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngÀy 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước".
Theo nội dung thư cho biết, ông Nguyễn Hữu Sau hy sinh ngÀy 25/02/1931. Vì vậy, đề nghị ông liên hệ với Ủy ban nhân dân huyện Anh Sơn, Sở Lao động - Thương binh vÀ Xã hội tỉnh Nghệ An hoặc nơi ông (bÀ) đang cư trú để được hướng dẫn, trả lời theo thẩm quyền./.
Phòng TBLS-NCC/Cục Chính sách
Tôi là Châu Văn Nhẹ (Ninh Thuận) đi bộ đội từ tháng 02/1983, thuộc đơn vị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Thuận. Tháng 06/1992, Tôi phục viên. Sau đó Tôi được tuyển dụng vào làm viên chức thuộc cơ quan Nhà nước.
Quyết định phục viên của Tôi có ghi các quyền lợi được hưởng khi đang công tác trong quân đội gồm: Trợ cấp 01 lần khi phục viên: 31.301 đồng (1 tháng lương), trợ cấp số năm phục vụ trong quân đội: 344.311 đồng, trợ cấp bồi dưỡng sức khỏe và lương thực: 90 kg X 150 = 135.000 đồng, đi đường: 10.000 đồng (Kèm theo Quyết định).
Đến tháng 11/2017 Tôi được nghỉ hưu theo chế độ. Như vậy thời gian đi bộ đội nêu trên có được cộng dồn vào thời gian có tham gia BHXH không? Nếu có thì cách ghi các chỉ số nêu trên vào trong sổ BHXH như thế nào? Khi nghỉ hưu thì thời gian đi bộ đội được tính thế nào và thủ tục ra sao?
Trả lời
Theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì quân nhân đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 15/12/1993 sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà không hưởng chế độ trợ cấp đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ quy định nêu trên, theo trình bày, Ông nhập ngũ tháng 02/1983, phục viên tháng 6/1992; sau đó được tuyển dụng vào làm viên chức thuộc cơ quan nhà nước. Như vậy, Ông chưa hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì Ông được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội; tiền lương ghi trong sổ BHXH được thực hiện theo mức lương cơ sở (vì Ông là hạ sĩ quan - binh sĩ hưởng phụ cấp, chưa phải đối tượng hưởng lương)./.
Phòng Nghiên cứu tổng hợp/Cục Chính sách
Bố tôi tên là Đỗ Đức Ngọc, sinh năm 1959, quê quán tại thôn Bùi, Trịnh Xá, Phủ Lý, Hà Nam. Nhập ngũ năm 1978, tháng 9/1978 chiến đấu tại mặt trận phía Tây Nam thuộc biên giới Việt Nam - Campuchia, tại đơn vị C13, D6E2F9, Quân đoàn 4. Năm 1982, bố tôi được phục viên về địa phương nhưng bị thất lạc giấy tờ, chỉ còn 1 giấy chứng nhận bị thương ở Viện Quân đoàn 4 thuộc Sư đoàn 9 (bản gốc); 1 Bằng khen của Bộ Quốc phòng (bản gốc), đã được hưởng chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Vừa qua, bố tôi làm hồ sơ xin xét duyệt chế độ thương binh, Ban chỉ huy quân sự TP. Phủ Lý yêu cầu phải có giấy quyết định phục viên (bản gốc) mới chấp nhận hồ sơ của bố tôi. Vậy, trường hợp của bố tôi phải làm như thế nào?
Trả lời
Hiện nay việc xác lập hồ sơ đề nghị giám định thương tật, giải quyết chế độ thương binh đối với người bị thương còn lưu giữ được các giấy tờ có ghi vết thương thực thể (giấy chứng nhận bị thương, giấy ra viện, phiếu chuyển thương…) được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07/11/2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Tại điểm d khoản 5 Điều 11 Thông tư số 202/2013/TT-BQP quy định đối với người bị thương đã chuyển ra ngoài Quân đội chưa được giám định thương tật, trong hồ sơ đề nghị phải có: "Bản sao có chứng thực quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, hưu trí, thôi việc. Trường hợp không còn quyết định thì phải có giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện về thời gian công tác trong Quân đội".
Trường hợp ông Đỗ Đức Ngọc còn giấy chứng nhận bị thương gốc, không còn quyết định phục viên, đề nghị Ông liên hệ với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khi về phục viên để được xem xét, cấp giấy xác nhận về thời gian công tác trong Quân đội theo quy định./.
Về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong bàn giao, giải thể các trường cao đẳng nghề do Bộ Quốc phòng quản lý
(Dự thảo) Tờ trình, (dự thảo) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay thế, bãi bỏ một số quy định, mẫu biểu tại các Thông tư liên tịch của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính liên quan đến việc kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên quan đến việc kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
Quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng