Đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Lưỡng (93 tuổi) nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” là một nội dung quan trọng của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; tổng thể các chủ trương, giải pháp và hoạt động có tổ chức, mang tính tự giác, thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, nhằm tôn vinh sự hy sinh, cống hiến, cùng với các chế độ, chính sách, góp phần chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của những người có công và gia đình họ đã đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Thấm nhuần lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”[1]; trên cơ sở quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, công tác “Đền ơn đáp nghĩa” trong Quân đội được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân thực hiện với nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo, hiệu quả thiết thực. Qua đó, góp phần động viên, cải thiện cuộc sống đối với các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng - an ninh trong tình hình mới.
Đồng chí Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn
Đồng chí Trung tướng Trương Thiên Tô thăm quân và dân trên đảo Đá Tây A
Thời gian qua, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong Quân đội đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu, huy động được nhiều nguồn lực, mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút được đông đảo cán bộ, nhân viên, chiến sĩ tham gia. Các chương trình do Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực, đã tạo được niềm tin của Nhân dân nói chung, đối tượng chính sách nói riêng đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội. Nhiều nội dung hoạt động có sự phát triển sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc thù quân đội có ý nghĩa thiết thực như: Hỗ trợ giống, vốn công cụ sản xuất; tặng quà đối tượng chính sách, người có công với cách mạng nhân dịp lễ tết, ngày thương binh, liệt sĩ 27/7; thăm hỏi tặng quà cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng; hỗ trợ gia đình quân nhân bị thương, hy sinh, tuyển dụng, giải quyết việc làm cho vợ (chồng), con đẻ của liệt sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, con đẻ của thương binh, bệnh binh nặng đang nuôi dưỡng tại các trung tâm thương binh; hỗ trợ phương tiện ô tô, trang thiết bị dùng chung, trang thiết bị y tế cho các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh, trung tâm điều dưỡng người có công; tổ chức các hoạt động về nguồn, thăm hỏi, tặng quà động viên các đối tượng chính sách nơi căn cứ cách mạng, chiến khu, đồng bào nơi biên giới, biển, đảo[2],...Chương trình “Áo ấm” tặng thương binh, bệnh binh nặng, “Áo lụa tặng Mẹ” tặng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng do quân đội phụng dưỡng. Cùng với địa phương tham gia xây dựng, tu sửa, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ; thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sĩ địa phương nơi đóng quân…
Đồng chí Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Quân đội đã chủ động đề xuất Chính phủ và tổ chức thực hiện chính sách đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc; xác nhận liệt sĩ, xác nhận thương binh, bệnh binh; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ[3]; xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; thông báo phần mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang và giúp đỡ người thân của liệt sĩ thăm viếng… Những hoạt động đó mang ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn, thể hiện tinh thần “Hiếu nghĩa bác ái” của dân tộc, tạo sức lan tỏa rộng rãi, được các cấp, các ngành, các đối tượng chính sách và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Đồng thời, tăng cường niềm tin, động lực của đối tượng chính sách và toàn dân đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc.
Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 121 khám bệnh cho các đối tượng chính sách ở xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang nhân dịp Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Trong những năm tới, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước tiếp tục phát triển, an ninh, quốc phòng ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan tâm, chăm lo đối với người có công. Đảng và Nhà nước ta xác định ưu đãi người có công với cách mạng là thực hiện nghĩa vụ đối với lịch sử, đền ơn trả nghĩa những người và gia đình người có công với cách mạng, góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước; truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc tiếp tục phát huy; ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là tình cảm của toàn dân. Tuy nhiên, tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu, nghèo trong xã hội có sự tác động trực tiếp đến đời sống người có công và gia đình họ. Phong trào Đền ơn đáp nghĩa phát triển nhưng chưa đồng đều ở các địa phương. Để tiếp tục thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ toàn quân cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung, giải pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, cán bộ chủ trì các cấp trong thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp phải quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, trọng tâm là: Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư (khóa XII) về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Người có công với cách mạng; Chỉ thị số 169-CT/QUTW, ngày 29/12/2020 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách đối với Quân đội và hậu phương Quân đội giai đoạn 2021 - 2025; coi đây là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị. Bám sát tình hình Quân đội, điều kiện, khả năng của cơ quan, đơn vị đưa nội dung thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” vào nội dung lãnh đạo trong nghị quyết thường kỳ của cấp ủy đảng các cấp. Xây dựng kế hoạch cụ thể, triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác chính sách và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” bằng những việc làm thiết thực.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về chế độ, chính sách đối với các đối tượng chính sách, Người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Tích cực thông tin tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, Quân đội; thấy được sự hy sinh anh dũng, những cống hiến và đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, Người có công với cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc; mục đích, ý nghĩa và kết quả hoạt động của công tác “Đền ơn đáp nghĩa” trong Quân đội. Chú trọng tuyên truyền, vận động những đối tượng được thụ hưởng, nhất là thương binh, bệnh binh hiểu được chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với mình, không để các đối tượng xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo, có hành động vi phạm pháp luật. Cần coi trọng hình thức giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua các hoạt động nhân dịp Ngày Thương binh - Liệt sĩ và các ngày lễ, kỷ niệm lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và địa phương… Các cơ quan thông tấn, báo chí Quân đội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động, gương điển hình trong thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Qua đó, nâng cao nhận thức, khơi dậy trách nhiệm, bổn phận của mỗi cán bộ, chiến sĩ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp bằng những hành động, việc làm thiết thực, làm cho công tác này được lan tỏa, phát triển cả về bề rộng và chiều sâu.
Ba là, nâng cao chất lượng nghiên cứu về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Nội dung nghiên cứu tập trung vào chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và con em của họ; công tác vận động, quản lý, sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; trách nhiệm thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của các tổ chức, cá nhân phù hợp với đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ Quân đội. Phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, nghành, Trung ương và các địa phương tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách mới để nâng cao đời sống của người có công với cách mạng.
Đối với mỗi cơ quan, đơn vị, trên cơ sở chấp hành quy định, hướng dẫn của trên, không ngừng nghiên cứu, tìm tòi các hình thức mới, cách làm thiết thực, nhân rộng trong thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” phù hợp với đơn vị, địa phương…
Bốn là, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả. Mục tiêu quan trọng của phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người được thụ hưởng. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị nắm chắc các nhu cầu thiết thực của đối tượng chính sách. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp, tiếp tục nhân rộng những mô hình, cách làm hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn; đồng thời, nghiên cứu các hình thức phù hợp với yêu cầu, điều kiện mới. Trước mắt, cố gắng giải quyết dứt điểm các chế độ, chính sách cho các đối tượng tham gia chiến tranh còn tồn đọng. Đẩy mạnh các hoạt động thiết thực, như: phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đảm bảo cuộc sống tốt hơn hoặc bằng mức sống cộng đồng dân cư cho các đối tượng chính sách; tạo việc làm, hỗ trợ vốn, giống, công cụ sản xuất, giúp đỡ các gia đình chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, xây tặng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà nghĩa tình đồng đội”...
Năm là, phát huy trách nhiệm của cơ quan chính trị, cán bộ trực tiếp làm công tác chính sách trong thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Cơ quan chính trị, cán bộ làm công tác chính sách các cấp phải thường xuyên nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, quy định của Quân đội đối với Người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” để tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị chỉ đạo và tổ chức thực hiện bằng những chương trình, việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Xây dựng cơ quan chính trị, cán bộ làm công tác chính sách vững mạnh, cán bộ được điều động làm công tác chính sách phải được lựa chọn kỹ, thực sự là những người có phẩm chất tốt, năng lực giỏi, tâm huyết, trách nhiệm, có thâm niên nghiệp vụ, có uy tín nghề nghiệp.
“Đền ơn đáp nghĩa” là truyền thống quý báu, nét đẹp văn hóa và đạo lý của dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh, tri ân những người đã cống hiến, hy sinh, xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Thực hiện tốt hơn nữa công tác Đền ơn đáp nghĩa là tình cảm, trách nhiệm của “Bộ đội Cụ Hồ”, cần được gìn giữ, nhân rộng và lan tỏa trong toàn xã hội. Đó không chỉ là trách nhiệm chính trị của lãnh đạo, chỉ huy mà còn là phong trào thi đua và trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam./.
[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 372.
[2] Năm 2024, toàn quân thăm, tặng quà chính sách, hỗ trợ dịp lễ, Tết, số tiền gần 1.700 tỷ đồng; triển khai xây dựng gần 2.600 nhà tình nghĩa; phụng dưỡng 681 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; gặp mặt gần 1.600 cán bộ cáo cấp Quân đội nghỉ hưu, 350 đại biểu NCC với cách mạng tiểu biểu toàn quốc; đón 12 đoàn đại biểu NCC đến thăm BQP; hỗ trợ 05 quân nhân bị thương, 19 quân nhân hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng...
[3] Năm 2024, đã phối hợp giải quyết dứt điểm 10 trường hợp đơn thư kiến nghị, khiếu nại kéo dài. Tiếp nhận thẩm định 677 hồ sơ đề nghị liệt sĩ, thương binh, bệnh binh (cấp bằng “Tổ quốc ghi công” đối với 48 liệt sĩ; cấp giấy chứng nhận thương binh đối với 368 trường hợp; cấp giấy chứng nhận bệnh binh đối với 08 trường hợp);tra cứu trích lục 310 hồ sơ; Giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: 22.355 đối tượng; Toàn quốc đã tiếp nhận dữ liệu được 34/63 tỉnh, thành phố. Tìm kiến, quy tập được 1.099 hài cốt liệt sĩ
Số/ký hiệu | Ngày ban hành | Trích yếu |
---|---|---|
194/HD-CS | 18/01/2023 | Hướng dẫn công tác chính sách năm 2023 |
20/QĐ-CT | 05/01/2023 | Phê duyệt Kế hoạch công tác chính sách năm 2023 |
1757/CT-CS | 19/10/2022 | Về việc rà soát, đánh giá thực trạng; đề xuất chủ trương, giải pháp hỗ trợ giải quyết chính sách, ổn định hậu phương cán bộ, QNCN, CCQP, CN&VCQP |
1528/CT-CS | 13/09/2022 | Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hậu phương quân đội |
1263/CS-NC | 08/06/2022 | Về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong bàn giao, giải thể các trường cao đẳng nghề do Bộ Quốc phòng quản lý |
Số/ký hiệu | Ngày ban hành | Trích yếu |
---|---|---|
14/VBHN-BQP | 07/05/2025 | Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu |
25/2025/TT-BQP | 06/05/2025 | Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng |
13/VBHN-BQP | 05/05/2025 | Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Nghị định số 13/VBHN-BQP ngày 05/5/2025 của Bộ Quốc phòng |
1589/QĐ-BQP | 16/04/2025 | Quyết định công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng |
19/2025/TT-BQP | 11/04/2025 | Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy |
SỐ LƯỢT TRUY CẬP HIỆN TẠI: 802
TỔNG SỐ LƯỢT TRUY CẬP: 24836579