Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Năm 2015 cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm

(moj.gov.vn) Hôm qua (25/12), phát biểu tại cuộc họp về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc –Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ nhấn mạnh “năm 2015 phải coi cải cách TTHC là nhiệm vụ trọng tâm,đột phá trong phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp”.

Cùng dự buổi làm việc nói trên có Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cùng lãnh đạo nhiều Bộ ngành liên quan.

Nhìn lại 2 năm từ khi Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ theo dõi công tác cải cách TTHC và quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC, mặc dù bộ máy kiểm soát TTHC thời gian đầu chuyển giao có nhiều xáo trộn nhưng theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng thì “được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp với trách nhiệm được giao và quyết tâm thay đổi phương pháp, cách thức triển khai phù hợp nên công tác này tiếp tục được duy trì ổn định và đạt được nhiều kết quả thiết thực”. Bộ Tư pháp đã phát huy tốt vai trò quản lý nhà nước trong công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC; việc xây dựng thể chế phục vụ công tác này đã cơ bản hoàn thành; tổ chức bộ máy đã được kiện toàn một bước, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; việc kiểm soát quy định về TTHC ngày càng đi vào chiều sâu và gắn kết hơn với việc xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật…

Đề nghị Chính phủ phê duyệt Đề án liên thông thủ tục công chứng

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác cải cách TTHC cũng còn những tồn tại. Sau khi phân tích các nguyên nhân, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng đề xuất một số nội dung trong đó đề nghị Phó Thủ tướng xem xét phê duyệt kế hoạch của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC trọng tâm năm 2015 làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiệnTăng cường vai trò và trách nhiệm Văn phòng Chính phủ với tư cách là cơ quan 'gác cổng', thẩm tra, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xem xét, ban hành các văn bản, đề án, bảo đảm chỉ ban hành TTHC cần thiết, hợp lý, hợp pháp, hiệu quả; Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ nghiên cứu, thống nhất đầu mối quản lý việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông…

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết thêm: hiện Bộ Tư pháp đang xây dựng Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế, Bộ trưởng đề nghị Chính phủ phê duyệt Đề án này để tạo thuận lợi cho người dân khi chỉ cần đến một cửa công chứng sẽ giải quyết được 3 loại thủ tục. Bộ trưởng cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo bố trí đủ biên chế trước đây đã giao để thực hiện kiểm soát TTHC. Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường công tác cải cách TTHC.

Tiếp tục công khai minh bạch TTHC

Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ, ngành đã đánh giá cao những kết quả Bộ Tư pháp đã đạt được trong công tác cải cách TTHC. Tuy nhiên, đại diện các Bộ cũng đề xuất nhiều vấn đề liên quan. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục quan tâm, đơn giản hóa TTHC tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài khi xin trở lại quốc tịch Việt Nam; nên cho phép cơ quan đại diện ngoại giao tiếp nhận hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp để đảm bảo quyền lợi cho những người nước ngoài đã có đóng góp cho Việt nam.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cùng chung đề nghị cần đẩy mạnh công tác truyền thông về cải cách TTHC; tăng cường hỗ trợ về cơ sở vật chất trong triển khai thực hiện, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin. Còn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư  Nguyễn Chí Dũng thì nhấn mạnh: cần có cơ chế để Bộ Tư pháp tham gia ngay từ đầu khi xây dựng văn bản, không chỉ là các Luật mà còn cả với các Thông tư đều cần có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Thuân đề nghị quan tâm tạo thuận lợi về thủ tục; cơ sở vật chất cho việc giám định hàm lượng chất ma túy; giám định trong các vụ án tham nhũng để đảm bảo việc xét xử kịp thời, đúng pháp luật.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao công tác cải cách TTHC trong lĩnh vực quản lý của Bộ tư pháp. Phó Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý, năm 2015 phải coi cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Về đề nghị của Bộ trưởng Hà Hùng Cường, Phó Thủ tướng đồng ý cần có Chỉ thị của Chính phủ về vấn đề này.

Để triển khai có hiệu quả công tác cải cách TTHC, Phó Thủ tướng yêu cầu từng Bộ, địa phương phải tự kiểm điểm, đánh giá và đề ra chương trình năm 2015 sát với nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương mình; Bộ Tư pháp tiếp tục tăng cường kiểm soát TTHC trong vai trò thẩm định; tiếp tục công khai minh bạch, giải quyết kịp thời TTHC cho dân; tiếp tục cải cách TTHC trên các lĩnh vực Bộ quản lý như hộ tịch, cấp phiếu Lý lịch tư pháp, giao dịch bảo đảm, thi hành án dân sự, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài… 
  

Thu Hằng
 

Trong việc thực hiện cải cách TTHC của Bộ Tư pháp, Bộ đã thực hiện đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực luật sư, hộ tịch, Thi hành án dân sự, giao dịch bảo đảm. Năm 2013 Bộ Tư pháp là một trong các Bộ, ngành đứng đầu bảng xếp hạng về Chỉ số cải cách hành chính (5/19 Bộ, ngành); kết quả điều tra xã hội học về công tác cải cách hành chính theo chỉ số năm 2013 đạt 29,43 điểm, xếp thứ 7/19 Bộ.

Năm 2015 Bộ Tư pháp xác định sẽ tập trung cải cách một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân như thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp; các thủ tục liên quan đến công chứng; giao dịch bảo đảm; đào tạo, tuyển dụng; nhóm TTHC, quy định liên quan về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài…

(Trích báo cáo tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp năm 2013-2014, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu năm 2015)


Số lượt đọc: 4832 Cập nhật lúc: 25/12/2014 12:12
Số/ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
194/HD-CS 18/01/2023 Hướng dẫn công tác chính sách năm 2023
20/QĐ-CT 05/01/2023 Phê duyệt Kế hoạch công tác chính sách năm 2023
1757/CT-CS 19/10/2022 Về việc rà soát, đánh giá thực trạng; đề xuất chủ trương, giải pháp hỗ trợ giải quyết chính sách, ổn định hậu phương cán bộ, QNCN, CCQP, CN&VCQP
1528/CT-CS 13/09/2022 Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hậu phương quân đội
1263/CS-NC 08/06/2022 Về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong bàn giao, giải thể các trường cao đẳng nghề do Bộ Quốc phòng quản lý
Số/ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
(Dự thảo) Tờ trình, (dự thảo) Thông tư 11/09/2024 (Dự thảo) Tờ trình, (dự thảo) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay thế, bãi bỏ một số quy định, mẫu biểu tại các Thông tư liên tịch của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính liên quan đến việc kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính
75/2024/NĐ - CP 30/06/2024 Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng
13/2024/TT-BQP 18/03/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên quan đến việc kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
82/2023/TT-BQP 03/11/2023 Quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
55/2023/NĐ-CP 21/07/2023 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Nhắn tìm đồng đội - Số 563

23/07/2024 17:08


THỐNG KÊ TRUY CẬP

SỐ LƯỢT TRUY CẬP HIỆN TẠI: 308

TỔNG SỐ LƯỢT TRUY CẬP: 21707320