Chăm lo phát triển con người - mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta

Thiếu tướng, TS. TRẦN VĂN MINH; Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị

Đại diện Tổng cục Kỹ thuật hướng dẫn học sinh Trường Tiểu học thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình sử dụng máy vi tính do đơn vị trao tặng

Trong suốt các thời kỳ cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội, chăm lo cho con người. Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, một trong những mục tiêu ưu tiên của Đảng và Bác Hồ là diệt giặc đói và diệt giặc dốt. Trong các thời kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc, Đảng, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng xã hội mới, gắn phát triển kinh tế với từng bước phát triển văn hoá, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Những năm sau khi đất nước thống nhất, đặc biệt, qua 30 năm đổi mới, Đảng, Nhà nước ta ngày càng nhận thức đầy đủ hơn tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung, phương thức giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo đảm toàn diện và tốt hơn chất lượng cuộc sống của nhân dân; khẳng định mục tiêu chính sách xã hội là nhằm xây dựng, phát triển con người, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người, góp phần lành mạnh hóa xã hội và phát triển bền vững đất nước. Hệ thống chính sách, pháp luật về lĩnh vực xã hội ở nước ta ngày càng đồng bộ và hoàn thiện hơn; nguồn lực đầu tư được tăng cường và đa dạng hóa; phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách xã hội, chăm lo cho con người; đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng cải thiện phúc lợi xã hội. Việt Nam đã hoàn thành hầu hết và căn bản các chỉ tiêu thiên niên kỷ, nhất là giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện nhiều chính sách để ổn định, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Đã thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện để người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường. Quan tâm thực hiện tốt các chính sách chăm sóc người có công… Những kết quả đó thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta: Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết tham gia; góp phần khai thác và phát huy cao độ trí tuệ, sức mạnh của mọi người dân, của mọi tổ chức, lực lượng trong xã hội, chủ thể sáng tạo của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Bước sang thời kỳ mới, Đảng ta chủ trương “Phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống của nhân dân”, bảo đảm cho các chính sách xã hội thực sự phù hợp với các giai tầng xã hội; giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, khắc phục xu hướng gia tăng phân hoá giàu - nghèo, tạo sự ổn định và phát triển xã hội bền vững; bảo đảm mọi người dân được hưởng thụ ngày càng tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới, có cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện. Để thực hiện chủ trương và phương hướng, nhiệm vụ được nêu trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, cần tập trung thực hiện tốt những vấn đề sau:

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo hành lang pháp lý cho việc hoàn thiện các tiêu chuẩn lao động, thiết lập quan hệ lao động giữa các chủ thể, điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến quan hệ lao động. Phát triển thị trường lao động, tạo cơ hội để mọi người đều có việc làm và cải thiện thu nhập; có các chính sách khuyến khích đầu tư xã hội tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng, xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, cơ cấu phù hợp với thời kỳ mới; chú trọng giải quyết lao động dôi dư ở khu vực nông nghiệp, quân nhân xuất ngũ nhằm huy động tốt nhất nguồn lực lao động phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bảo đảm tiền lương, thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động, khắc phục cơ bản những bất hợp lý hiện nay.  

Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả; thực hiện nhất quán về chính sách giảm nghèo bền vững đi đôi với khuyến khích làm giàu hợp pháp. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, chú trọng chính sách giảm nghèo đa chiều và khắc phục nguy cơ tái nghèo, nhất là đối với các huyện, xã nghèo, biên giới, biển, đảo, khu căn cứ địa cách mạng, địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh còn nhiều khó khăn, thu hẹp chênh lệch về mức sống so với bình quân cả nước. Đa dạng hoá các hình thức từ thiện, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người yếu thế… 

Thực hiện tốt các chính sách về chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Huy động các nguồn lực, xây dựng, phát triển hệ thống y tế dự phòng và các dịch vụ y tế hiện đại, bảo đảm hệ thống y tế ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ; quản lý tốt thị trường thuốc khám, chữa bệnh, an toàn thực phẩm. Triển khai thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm y tế, từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước cần ưu tiên các nguồn lực tập trung, đầu tư cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và hải đảo nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, nhân lực, bảo đảm cơ hội tiếp cận bình đẳng về chăm sóc sức khoẻ cho người dân. 

Quan tâm chăm lo thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Bảo đảm mức sống của người có công bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Thực hiện tốt Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đẩy mạnh triển khai và thực hiện tốt công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ theo Đề án 1237 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quan tâm đầu tư, xây dựng các thiết chế chăm sóc người có công, tri ân các anh hùng liệt sĩ. Thực hiện kịp thời, chu đáo chế độ, chính sách đối với người bị thương, hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; tiếp tục thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng có nhiều công lao cống hiến, tham gia các thời kỳ kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 

Không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng toàn diện, đa dạng, ngày càng mở rộng, hiệu quả. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo kết hợp với xã hội hóa, mở rộng sự chia sẻ của cộng đồng. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp), khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia. Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng huy động và cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ. Quan tâm xây dựng và hoàn thiện các chính sách bảo trợ xã hội, bảo đảm đối tượng thụ hưởng ngày càng đa dạng, mức hưởng ngày càng nâng lên; mở rộng các hình thức cứu trợ xã hội, giảm thiểu rủi ro... 

Tiếp tục ban hành và thực hiện các chính sách, bảo đảm cung ứng với chất lượng ngày càng cao hơn một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân; đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số nhu cầu tối thiểu về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước về thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và chương trình xóa nhà tạm, phát triển nhà ở xã hội; các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, hôn nhân và gia đình, chăm sóc người cao tuổi, phòng, chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo; bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các dân tộc và các tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa./.


Bài đăng Báo QĐND, số ra ngày 25/01/2016

Phòng Thông tin điện tử/Cục Chính sách
Số lượt đọc: 7867 Cập nhật lúc: 18/08/2020 20:40
Số/ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
194/HD-CS 18/01/2023 Hướng dẫn công tác chính sách năm 2023
20/QĐ-CT 05/01/2023 Phê duyệt Kế hoạch công tác chính sách năm 2023
1757/CT-CS 19/10/2022 Về việc rà soát, đánh giá thực trạng; đề xuất chủ trương, giải pháp hỗ trợ giải quyết chính sách, ổn định hậu phương cán bộ, QNCN, CCQP, CN&VCQP
1528/CT-CS 13/09/2022 Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hậu phương quân đội
1263/CS-NC 08/06/2022 Về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong bàn giao, giải thể các trường cao đẳng nghề do Bộ Quốc phòng quản lý
Số/ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
13/2024/TT-BQP 18/03/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên quan đến việc kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
82/2023/TT-BQP 03/11/2023 Quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
55/2023/NĐ-CP 21/07/2023 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
42/2023/NĐ - CP 29/06/2023 Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng
80/2022/TT-BQP 11/11/2022 Hướng dẫn việc tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và bàn giao hài cốt liệt sĩ

Nhắn tìm đồng đội - Số 540

30/01/2024 20:45


THỐNG KÊ TRUY CẬP

SỐ LƯỢT TRUY CẬP HIỆN TẠI: 129

TỔNG SỐ LƯỢT TRUY CẬP: 16770804