Nâng cao hiệu quả công tác thông tin mộ liệt sĩ

Đại tá, ThS. TRẦN QUỐC DŨNG, Cục trưởng Cục Chính sách, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 1237

Tìm kiếm, quy tập, xác định đúng danh tính, địa chỉ hài cốt liệt sĩ có ý nghĩa quan trọng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng  với sự hợp tác giúp đỡ của bạn bè quốc tế; thể hiện sâu sắc đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần kết hợp nhiều giải pháp, trong đó trước hết phải nâng cao hiệu quả công tác thông tin về liệt sĩ và mộ liệt sĩ.


Trải qua các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, đã có hàng triệu cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta anh dũng hy sinh. Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo được ban hành, không ngừng bổ sung, hoàn thiện; các kế hoạch triển khai ngày càng cụ thể, thiết thực; trang bị, phương tiện, kinh phí được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các lực lượng thực hiện công tác này. Việc vận động các tổ chức, lực lượng cung cấp thông tin về mộ liệt sĩ, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ được các đơn vị, địa phương thực hiện chặt chẽ. Công tác giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị Quân đội trong chiến tranh được triển khai tích cực và đến nay cơ bản đã hoàn thành. Hợp tác quốc tế về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được mở rộng và tăng cường. Đến nay, các lực lượng đã tìm kiếm, quy tập được phần lớn hài cốt liệt sĩ (hơn 900.000 hài cốt) đưa về an táng tại các nghĩa trang của địa phương và Quốc gia; qua đó, từng bước đáp ứng nguyện vọng của thân nhân, gia đình liệt sĩ, góp phần củng cố niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội, giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước đối với các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ.

Mặc dù đã rất nỗ lực, song, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ còn gặp không ít khó khăn. Do thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác nên số hài cốt liệt sĩ chưa tìm được còn nhiều, số hài cốt liệt sĩ đã quy tập chưa xác định được họ tên, quê quán còn cao. Việc báo tin mộ liệt sĩ đến thân nhân, gia đình liệt sĩ còn hạn chế; công tác quản lý, lưu trữ, khai thác thông tin liệt sĩ chưa khoa học; việc đầu tư và huy động các nguồn lực trong xã hội, hợp tác quốc tế phục vụ công tác này chưa đáp ứng yêu cầu …

Để khắc phục tình trạng trên, nâng cao hiệu quả thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, làm cơ sở để tìm kiếm những phần mộ liệt sĩ chưa được quy tập, các cơ quan, đơn vị, các cấp, ngành, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng cần thực hiện tốt mấy vấn đề sau:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đối với công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ nói chung, công tác thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ nói riêng, cấp ủy, chỉ huy các cấp, chính quyền địa phương cần thường xuyên tuyên truyền sâu rộng hơn nữa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác này. Cụ thể là, Chỉ thị 24-CT/TVV, ngày 15/5/2013, của Bộ Chính tri (khóa XI), Quyết định 1237/QĐ-TTg, ngày 27/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến năm 2020 và những năm tiếp theo... đang được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tập trung triển khai thực hiện. Đồng thời, coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, trọng tâm của công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chính sách hậu phương Quân đội, thể hiện sự tri ân, ghi nhớ công lao to lớn đối với các anh hùng liệt sĩ. Từ đó, nêu cao trách nhiệm, quyết tâm chính tri, triển khai và tổ chức thực hiện một cách toàn diện, chặt chẽ, huy động được sự tham gia tích cực của mọi tổ chức, lực lượng. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền kết quả đạt được của công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, những năm qua; làm rõ những khó khăn, phức tạp hiện nay do tác động của điều kiện tự nhiên, thời gian ngày càng lùi xa, các nhân chứng ngày càng ít, sức khỏe, trí nhớ giảm, để từ đó tạo sự đồng thuận, chung tay góp sức của xã hội trong thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Tích cực cổ vũ, động viên những cơ quan, đơn vị, cá nhân có nhiều đóng góp trong cung cấp thông tin, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ; kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm những việc làm, luận điệu sai trái, làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm, linh thiêng và ý nghĩa chính tri - xã hội của công tác này cùng sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Quân đội và các tầng lớp nhân dân trong tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Hai là, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng và nhân dân phát hiện, cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ. Những năm qua, nhờ có sự tuyên truyền, vận động và ý thức chính trị cao, hoạt động này bước đầu đã thu hút được đông đảo các đối tượng tham gia, bằng nhiều hình thức phong phú và đạt hiệu quả thiết thực. Tiêu biểu là: Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phát động phong trào vận động cựu chiến binh toàn quốc cung cấp thông tin về liệt sĩ, đã thu được 36.959 thông tin. Trong Chương trình tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhận được 2.734 phiếu cung cấp thông tin về nơi chôn cất liệt sĩ (mộ ngoài nghĩa trang). Thông qua nhiều hình thức khác, Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ các cấp đã tiếp nhận nhiều thông tin có giá trị, phục vụ kịp thời cho công tác tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính liệt sĩ. Đây là kết quả đạt được sau khi triển khai thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến năm 2020 và những năm tiếp theo, theo Quyết định 1237 của Thủ tướng Chính phủ. Song, trước yêu cầu tìm kiếm phải tích cực, khẩn trương hơn, các cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương cần phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng, nhất là các cựu chiến binh, cựu quân nhân, ban liên lạc truyền thống các đơn vị... tiếp tục nắm, cung cấp thông tin về liệt sĩ cho cơ quan chức năng, làm cơ sở tìm kiếm, quy tập đạt hiệu quả cao hơn.

Ba là, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan báo, đài ở Trung ương, địa phương và Quân đội để nâng cao chất lượng nội dung, chương trình thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập và bổ sung, hoàn thiện các mộ còn thiếu thông tin. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuyên trang, chuyên mục: Thông tin tìm mộ liệt sĩ’, “Nhắn tìm đồng đội”, Chương trình “Đi tìm đồng đội” trên Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Cựu chiến binh Việt Nam...; tăng thời lượng, dung lượng tuyên truyền về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, bảo đảm ngắn gọn, chính xác, hình thức phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền, tiện cho theo dõi, nắm bắt. Cổng thông tin điện tử Ngành Chính sách Quân đội thường xuyên rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng hoạt động, trở thành trung tâm kết nối, cung cấp thông tin chuẩn xác về liệt sĩ, mộ liệt sĩ đến các tầng lớp nhân dân.

Bốn là, làm tốt công tác thu thập, kết nối, xử lý thông tin. Thực hiện Chỉ thị 07/CT-BQP, ngày 22/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị Quân đội trong chiến tranh, các đơn vị Quân đội đã cơ bản hoàn thành việc giải mã. Toàn quân đã thu thập được 296.568 thông tin, giải mã được 208.920 thông tin với 29.676 đơn vị từ cấp đại đội và tương đương trở lên, kịp thời đáp ứng cho công tác tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính liệt sĩ. Thời gian tới, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị đề cao trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, có kế hoạch, bảo đảm thống nhất việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ danh sách liệt sĩ theo Hướng dẫn 1914/HD-VP ngày 16/7/2015 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia 1237. Các địa phương xác minh, kết luận số lượng liệt sĩ thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý; số đã tìm thấy, quy tập và số lượng cần tiếp tục tìm kiếm, quy tập; số lượng mộ còn thiếu thông tin, chưa xác định được danh tính; hoàn thiện danh sách liệt sĩ với các thông tin cụ thể.

Cơ quan, cán bộ làm công tác chính sách các cấp phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương, cử cán bộ trực tiếp đến các thôn, xóm, tổ dân phố nắm thông tin, đối chiếu, rà soát, xác minh, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ, phục vụ lập bản đồ, hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, chuyển giao cho các đơn vị, địa phương phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập; đồng thời, làm tốt việc cung cấp thông tin cho thân nhân, gia đinh liệt sĩ.

Năm là, mở rộng, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế với các nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan để thu thập thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực cho các tổ chức, lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập. Từng bước xác lập cơ chế hợp tác với các nước: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc... và một số nước khác để phục vụ cho công tác tìm kiếm quân nhân hy sinh, mất tích trong chiến tranh. Phối hợp chặt chẽ với Ban Công tác đặc biệt Chính phủ Lào, Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Vương quốc Campuchia, các quân khu, các địa phương của bạn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là cựu chiến binh, những người đã từng tham gia phối hợp chiến đấu, những người trước đây thuộc phía bên kia hoặc các đảng phái tham gia cung cáp thông tin về nơi chôn cất liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào, Campuchia, phấn đấu hoàn thành cơ bản công tác tìm kiếm, quy tập ở Lào, Campuchia vào năm 2020.

Nâng cao hiệu quả công tác thông tin mộ liệt sĩ là giải pháp quyết định đến kết quả thực hiện tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Bởi vậy, các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, hiệu quả; vận động mọi tầng lớp nhân dân tích cực tìm kiếm, thu thập và cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ phục vụ cho công tác tìm kiếm, quy tập, bổ sung, hoàn thiện thông tin cho các mộ còn thiếu thông tin. Làm tốt được điều đó, sẽ giải đáp được những khắc khoải của thân nhân liệt sĩ bao năm qua và là việc làm thể hiện sự tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ, đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta./.

                                                                        
(Bài đăng trên Tạp chí QPTD, số 9/2016)

Phòng Thông tin điện tử/Cục Chính sách
Số lượt đọc: 2432 Cập nhật lúc: 30/09/2016 8:02
Số/ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
194/HD-CS 18/01/2023 Hướng dẫn công tác chính sách năm 2023
20/QĐ-CT 05/01/2023 Phê duyệt Kế hoạch công tác chính sách năm 2023
1757/CT-CS 19/10/2022 Về việc rà soát, đánh giá thực trạng; đề xuất chủ trương, giải pháp hỗ trợ giải quyết chính sách, ổn định hậu phương cán bộ, QNCN, CCQP, CN&VCQP
1528/CT-CS 13/09/2022 Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hậu phương quân đội
1263/CS-NC 08/06/2022 Về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong bàn giao, giải thể các trường cao đẳng nghề do Bộ Quốc phòng quản lý
Số/ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
(Dự thảo) Tờ trình, (dự thảo) Thông tư 11/09/2024 (Dự thảo) Tờ trình, (dự thảo) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay thế, bãi bỏ một số quy định, mẫu biểu tại các Thông tư liên tịch của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính liên quan đến việc kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính
75/2024/NĐ - CP 30/06/2024 Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng
13/2024/TT-BQP 18/03/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên quan đến việc kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
82/2023/TT-BQP 03/11/2023 Quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
55/2023/NĐ-CP 21/07/2023 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Nhắn tìm đồng đội - Số 563

23/07/2024 17:08


THỐNG KÊ TRUY CẬP

SỐ LƯỢT TRUY CẬP HIỆN TẠI: 375

TỔNG SỐ LƯỢT TRUY CẬP: 20868639